Các bệnh thường gặp ở gà chọi – 6 bệnh sư kê cần phải biết

Khí hậu nồm và ẩm tại Việt Nam làm cho việc chăn nuôi gia súc gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi khí hậu này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ở gà sinh sôi. Tuy nhiên nếu gà gặp phải các bệnh này thì không phải ai cũng biết cách điều trị một cách triệt để. Do đó trong bài viết này mmwin gửi tới bạn đọc một số thông tin về các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách chữa trị hiệu quả.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần phải biết

Tìm hiểu các bệnh thường gặp ở gà chọi.
Tìm hiểu các bệnh thường gặp ở gà chọi.

Dưới đây, chúng tôi chia sẻ tới các bạn  đọc một số thông tin về căn bệnh thường gặp ở gà cũng như nguyên nhân và cách chữa trị:

Fowl Pox – Bệnh đậu gà

Căn bệnh này thường gặp trong giai đoạn gà được khoảng 25 – 50 ngày tuổi. Đây là một căn bệnh gây ra bởi các loại virus thuộc họ Poxviridae và giống Avipoxvirus. Khi gà mắc căn bệnh này sẽ nổi nhiều các hạt mụn ở đầu và quanh vùng miệng, đôi khi các hạt mụn này sẽ nổi trong miệng khiến gà đau rát và khó ăn uống.

Cách chữa trị:

  • Cậy các vảy mụn và rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
  • Bôi dung dịch xanh Metylen hàng ngày lên các nốt mụn.
  • Cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là chất vitamin A
  • Trong thời gian gà nhiễm bệnh bạn cần phải phun thuốc sát trùng thường xuyên…

Bệnh thương hàn ở gà do virus Salmonella

Bệnh thương hàn ở gà gây ra bởi loại virus Salmonella. Thường gặp ở các gà nhỏ từ 8 – 10 ngày tuổi và gà đẻ. Khi nhiễm bệnh thương hàn gà nhỏ sẽ thải ra các chất có màu trắng nhiều chất nhầy và lợn cợn cám. Còn đối với gà đẻ thì trứng sẽ có hiện tượng méo, vỏ trứng dễ bể và có màu sắc kỳ lạ. Tuy nhiên nếu gà đã nhiễm bệnh này thì chữa trị sẽ rất khó và nếu khỏi bệnh thì sẽ mang trùng.

Cách chữa trị: 

Dùng các dẫn xuất của Sulfamid trộn lẫn vào thức ăn hoặc pha lẫn trong nước uống. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các chất kháng sinh như: Colistin,Tetramycin, Pulmequil, Imequyl, Furazolidone,…

Bệnh đi ngoài hay bệnh tiêu chảy ở gà

Bệnh tiêu chảy ở gà có thể do: ăn uống không phù hợp, thay đổi thời tiết bất thường hoặc bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu trong trường hợp gà có hiện tượng uống nhiều nước hơn bình thường, đi ngoài phân có màu trắng, lỏng. 

Cách chữa trị: 

Sử dụng các loại thuốc như: cloxit, men vi sinh và cung cấp thêm các chất điện giải.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi: Bệnh đi ngoài hay bệnh tiêu chảy
Các bệnh thường gặp ở gà chọi: Bệnh đi ngoài hay bệnh tiêu chảy

Bệnh nấm phổi – Avium Aspergillosis

Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể là do nấm Aspergillus fumigatus hoặc nấm A. flavus. Nếu trường hợp gà con bị nhiễm bệnh nấm phổi sẽ có hiện tượng kém ăn, mắt lim dim, thở khó, chảy nhiều nước mũi. Còn đối với gà lớn khi bị nhiễm bệnh này sẽ ốm yếu, sụt ký và thở khó khăn. 

Cách chữa trị:

  • Dùng các loại thuốc kháng sinh như :Nystatin, Mycostatin Amphotericin B. Đặc biệt, không được dùng các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm như: Streptomycin, Penicillin,…
  • Thường xuyên vệ sinh và phun thuốc sát trùng chuồng gà cũng như dụng cụ chăn nuôi và máng ăn uống .

Gà bị mắc bệnh chướng diều khô chân

Gà chọi bị chướng diều, khô da thường gặp trong giai đoạn có trọng lượng >1kg hoặc mới nở. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do mất nước, không cung cấp đủ nước hoặc có thể do bệnh lý dẫn đến không ăn được, thiếu nước làm cơ thể gầy yếu.

Cách chữa trị:

  • Nếu trong trường hợp gà bị bệnh nấm ở diều hoặc các bệnh liên quan đến đường ruột thì bạn hãy sử dụng những thuốc loại kháng sinh như: Mekosal, Mekozym sau đó mang pha với nước cho gà uống trong suốt 1 tuần.
  • Hoặc có thể chữa trị bằng cách dùng bơm tiêm nước vào miệng dọc theo lưỡi đến phần họng. Tuy nhiên cách này bạn cần phải tuyệt đối khéo léo hoặc nhờ những người có đã có kinh nghiệm nếu không sẽ gây thủng diều gà. Sau đó bạn tiến hành xoa bóp bầu diều và đặt gà nằm ngửa để các thức ăn ra ngoài. 

Bệnh tụ huyết trùng ở gà (Bệnh toi ở gà)

Căn bệnh này xảy ra trong khoảng thời gian giao mùa và hay bắt gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở đi. Nó thường xuất hiện chủ yếu 2 thể như:

  • Thể cấp tính: Thể này khá phổ biến đối với gà chọi. Nếu bị nhiễm thể này gà sẽ có hiện tượng sốt cao, xù lông, khó thở, mào tím tái. 
  • Thể mãn tính: Trong trường hợp thể mãn tính, gà sẽ có hiện tượng viêm khớp, thường xuyên thải ra chất lỏng có màu vàng

Cách chữa trị:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị như: Neomycin, Enrofloxacin hay Streptomycin.
  • Cung cấp thêm các chất như: chất điện giải, vitamin B nhằm tăng cường sức đề kháng cho gà.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh chuồng gà và máng ăn.

Một số cách phòng tránh các bệnh ở gà chọi

Kinh nghiệm phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà chọi.
Kinh nghiệm phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà chọi.

Để có thể ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh ở gà thì bạn cần phải lưu ý một vài điều sau:

Vệ sinh chuồng gà và máng ăn thường xuyên

Cần phải thường xuyên vệ sinh từ các chuồng trại cho tới các máng ăn và máng uống nước. Luôn đảm bảo chuồng trại được giữ vệ sinh theo tiêu chuẩn và đảm bảo đủ thông thoáng. Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu ý vệ sinh luôn các khu vực lân cận gần chuồng. Điều này giúp các chú gà có thể phòng tránh các bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chiến kê

Cung cấp các loại thức ăn sạch và đầy đủ các chất như: chất khoáng, chất đạm, vitamin. Đồng thời, người chơi gà cũng cần kết hợp các loại rau cỏ dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý cho gà uống nước sạch và luôn đảm bảo đủ nước.

Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà chọi: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà chọi: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng.

Thường xuyên cho gà tắm nắng và phun thuốc diệt khuẩn 

Ngoài ra, để gà có thể khỏe mạnh và tránh được sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus. Bạn nên cho gà tắm nắng cũng như phun thuốc diệt khuẩn thường xuyên nhé.

Bài viết trên đây là một số thông tin về các bệnh thường gặp ở gà chọi mà các sư kê nên biết. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang tới những kinh nghiệm hữu ích trong việc chăn nuôi gà của bạn.

Viết một bình luận